Nhà cho ở nhờ có đòi lại được không?

Theo các điều luật liên quan thì việc cho ở nhờ (một phần hoặc toàn bộ căn nhà) là một trong những hình thức cho mượn tài sản.

Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Bên cho mượn (chủ nhà) giao tài sản cho bên mượn sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền. Bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Theo đó, người ở nhờ có nghĩa vụ:

  • Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa;
  • Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn;
  • Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được;
  • Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn;
  • Chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Về phía người cho ở nhờ (chủ nhà):

  • Có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn;
  • Nếu có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý…

Nếu không có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì lấy lại bằng một trong các cách sau: thông báo về việc đòi nhà cho bên ở nhờ biết hoặc khởi kiện đòi lại nhà cho ở nhờ tại Tòa án

Còn nếu có thỏa thuận hay hợp đồng với người mượn, ở nhờ nhà thì người cho mượn nhà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng để bảo vệ quyền lợi: thông báo bằng văn bản về việc đòi nhà cho bên ở nhờ biết trước 3 – 6 tháng hoặc khởi kiện đòi nhà cho ở nhờ tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi có nhà.

Ngoài ra trước khi nộp đơn khởi kiện, Bạn cũng có thể (không bắt buộc) làm đơn gửi UBND xã, phường nơi có nhà đề nghị tiến hành hòa giải tranh chấp. Nếu hòa giải thành, sẽ rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết tranh chấp so với khởi kiện vụ án tại tòa. Nếu hòa giải không thành, đây cũng là một căn cứ pháp lý để việc giải quyết vụ án tại tòa được nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tải xuống giấy chừng nhận và định giá

Nhập email của bạn trước khi tải tài liệu này

So sánh

Vietnamlands Bạn có muốn nhận thông báo bất động sản giá rẻ bất ngờ?
Dismiss
Allow Notifications